Âu, Mỹ mâu thuẫn nhau về ghế Giám đốc IMF

Trong khi châu Âu muốn duy trì truyền thống, đưa người của họ lên làm Giám đốc IMF thì Mỹ tỏ ý muốn góp nhân sự. Cùng lúc đó, Trung Quốc và Ấn Độ cũng lên tiếng đòi sự thay đổi.

Không lâu sau khi thư từ chức của ông Strauss-Kahn được công bố, tất cả các thành viên của Ủy ban châu Âu, cả Thủ tướng Đức lẫn Bộ trưởng tài chính Pháp đều lên tiếng muốn người tiếp theo ngồi vào chiếc ghế Giám đốc điều hành IMF phải đến từ châu Âu.

Các quan chức châu Âu kết luận rằng theo họ, người lãnh đạo Quỹ phải có đủ hiểu biết và sức ảnh hưởng chính trị trong khu vực để tiếp tục giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công hiện tại.

"Trên quan điểm của châu Âu, điều tiên quyết trong việc lựa chọn nhân sự là phải tìm ra người xứng đáng, có đầy đủ kinh nghiệm chính trị, kinh tế cũng như năng lực. Trong thời điểm cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, sự am hiểu vững chắc về kinh tế châu Âu và khả năng ra quyết định sẽ là các lợi thế của ứng viên", ông Olli Rehn, Ủy viên của Ủy ban châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ phát biểu.

Tuy nhiên, các quan chức từ Mỹ ngay lập tức bày tỏ ý kiến của mình. Từ Wasington, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói: "Chúng tôi muốn nhìn thấy quá trình bầu người lãnh đạo mới được diễn ra một cách cởi mở".

Tuyên bố lấp lửng của ông Geithner như để ngỏ khả năng Mỹ, vốn cũng là tiếng nói quan trọng trong Quỹ Tiền tệ, sẽ đóng góp một ứng viên cạnh tranh cho chiếc ghế vừa bỏ trống. Giới phân tích cho rằng Chính phủ Mỹ sẽ tỏ rõ quan điểm hơn ở chốn hậu trường, trong khi vẫn giữ thái độ "vô tư" trước dư luận.

Đã thành lệ, người đứng đầu IMF đến từ châu Âu trong khi Ngân hàng Thế giới do một người Mỹ điều hành. Châu Âu đã nắm quyền điều hành IMF kể từ khi Quỹ này thành lập sau Thế chiến lần thứ 2. Còn người Mỹ duy trì vị trí thứ 2 tại IMF, cùng vị trí dẫn đầu trong tổ chức "anh em" với IMF là Ngân hàng Thế giới. Lâu nay, nhiệm vụ chính của IMF là duy trì sự ổn định cho nền kinh tế thế giới, trong khi Ngân hàng Thế giới chủ yếu tài trợ dự án cho các quốc gia đang phát triển.

Người ta vẫn chưa rõ khi nào IMF sẽ đưa ra quyết định nhân sự mới. Đề tài này có thể được đưa ra bàn bạc trong cuộc họp của nhóm G8 sẽ diễn ra tuần tới tại khu nghỉ dưỡng bên bờ biển tại Deauville, Pháp.

Hiện Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde được nhận định là một trong những ứng viên sáng giá. Là một nhà thương thuyết sắc bén, bà đã có danh tiếng trên phạm vi toàn cầu.

Mặc dù vậy, không có nhiều ý kiến từ phía Chính phủ Pháp đứng ra công khai ủng hộ bà, ngoại trừ Bộ trưởng Giao thông Pháp Thierry Mariani nói với kênh France-Info hôm qua rằng bà là sự lựa chọn hoàn hào.

Điều này được giải thích là vì nữ Bộ trưởng Tài chính Pháp đóng vai trò cánh tay thân cận của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Nếu ông Sarkozy công khai ủng hộ bà Bộ trưởng, hành động này có thể càng thổi bùng lên những nghi ngờ cho rằng Strauss-Kahn là nạn nhân của một sự sắp đặt, nhằm cản đường ông đến với cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào năm sau. Trước đó, khảo sát cho thấy 60% người Pháp tin rằng ông Strauss-Kahn đã bị gài bẫy.

Trước đó, dư luận đồn đoán rằng dù kết quả phiên xử thế nào, Strauss-Kahn cũng sẽ phải từ chức vì scandal sex gây ầm ĩ lần này. Tuy nhiên, chỉ khi ông chính thức công bố lá thư từ chức, những ý kiến quanh chiếc ghế đang bỏ trống mới nổi lên mạnh mẽ.

Không riêng gì Mỹ, các quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Brazil cũng cho rằng đã đến lúc phá vỡ lối mòn, và Giám đốc IMF nên đến từ một quốc gia đang phát triển.

"Đã đến lúc chúng ta cần thiết lập một chế độ mới trọng dụng người tài, lựa chọn người dẫn dắt IMF năng lực thực sự chứ không chỉ vì họ là người châu Âu", hãng AP trích lời phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega vào hôm thứ tư.

Ngoài ra, giới phân tích từ khắp nơi trên thế giới cũng "tiến cử" những cái tên như cựu Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỹ Kemal Dervis, Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam hay nhà kinh tế học người Ấn Độ Montek Singh Ahluwalia.

(Vnexpress)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
  • EU khởi động chương trình bán trái phiếu để cứu trợ Ireland và Bồ Đào Nha
  • Khu vực Đông Phi đã sẵn sàng cho một đồng tiền chung?
  • Suy thoái đòi hỏi Nhật phải đẩy nhanh kích thích kinh tế
  • Kinh tế 24h qua: Trung Quốc đổ xô mua vàng
  • Trung Quốc: Cảnh báo dùng hóa chất trong nông nghiệp
  • Ngôi Tổng giám đốc IMF, cờ sẽ về tay ai?
  • Lễ cưới Hoàng gia Anh: xem xong, nhớ gì?
  • Trung Quốc cấm xuất khẩu dầu điêzen: Phản ứng dây chuyền khắp châu Á
  • Kinh tế Nhật Bản quay trở lại suy thoái
  • OECD: Kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ sụt giá
  • Mỹ nâng trần nợ hay hạ tín nhiệm?
  • Fed thảo luận chi tiết về chiến lược thu hồi kích thích kinh tế
  • Mỹ thiệt hại 48 tỷ USD do việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc
  • FAO: Lãng phí tới 1,3 tỷ tấn lương thực mỗi năm
  • Người giàu Trung Quốc ăn chơi ngày một 'tàn bạo'
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn